Nên hoạch định để săn việc thế nào cho đúng?

Lý do hàng đầu đang ngăn cản tất cả các ứng viên đạt được mong muốn tìm việc nhanh là họ quá chú trọng


Các bạn có biết cách đơn giản nhất để giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý đến? Bạn đưa ra chiến thuật săn việc sẽ đi từ những điều đơn giản nhất là cập nhập hồ sơ thường xuyên đến việc kiểm tra thật kỹ hồ sơ trước khi gửi đến nhà tuyển dụng. Những phần sau đây thể hiện những chiến thuật tìm việc rất đơn giản nhưng bạn chưa hề biết. Việc tạo lập chiến lược săn việc sẽ giúp cho bạn đạt được công việc hấp dẫn nhất. Sau đây là một số lỗi mà các bạn cần lưu ý khi săn việc:

Không quan tâm khi viết xong hồ sơ
Một lời khuyên luôn đúng và rất có ích với các ứng viên là hãy đọc kỹ lại và kiểm tra tất cả các lỗi trong hồ sơ như ngữ pháp, chính tả mà đáng ra các bạn không nên có khi viết xong hồ sơ . Sau khi thực hiện phỏng vấn 100 nhà tuyển dụng thì có đến 98 người phàn nàn là các ứng viên thường hay viết sai chính tả hay ngữ pháp trong hồ sơ tìm việc làm của mình. Có rất nhiều ứng viên cứ thích là chấm câu hay xuống hàng không theo thứ tự nhất định làm cho nhà tuyển dụng không biết ý ứng viên là gì.
Tránh việc hồ sơ viết qua dài
Việc hồ sơ của bạn thật ngắn ngọn và thật hay trong 1 đến 3 trang là lởi nhắc nhỡ mà rất nhiều nhà tuyển dụng nói với ứng viên vì đề tránh việc ứng viên viết quá dài dòng và không súc tích. Nhưng điều đó không phải là các bạn chỉ việc viết ngắn và súc tích không thôi. Hãy luôn nhớ là nhà tuyển dụng chỉ dành ra ít giây để đọc lướt qua tất cả các hồ sơ. Nếu hồ sơ bạn đạt đúng yêu cầu tuyển dụng thư ký mà việc bạn nêu những nội dung chính liên quan yêu cầu công việc này thì nhà tuyển dụng sẽ dừng lại lâu để đọc thật kỹ đó là một ví dụ. Nhưng ngược lại là nhà tuyển dụng sẽ gạt qua những hồ sơ không có được những yêu cầu.
Vì vậy, bạn cần thể hiện nổi bật các thành công chính của bạn trong công việc ở công ty cũ. Hãy nhớ nhà tuyển dụng thường hay quan tâm bạn từng làm được những gì hơn là đọc một hồ sơ liệt kê công việc dài của bạn. Bạn nên ghi rõ ngành nghề, công ty đã làm việc và mục tiêu công việc trong tương lai. Trong hồ sơ thì bạn nên đưa vào một vài biểu đồ để cho thấy thành tích của bạn như thế nào (như việc bạn đã có doanh số cao như thế nào trong khi là nhân viên kinh doanh của công ty cũ trong suốt 1 năm làm việc).
Viết “Vòng vo tam quốc”
Rất là đáng tiếc cho những ứng viên có trình độ chuyên môn rất tốt nhưng đã bỏ lỡ cơ hội làm cho nhà tuyển dụng chú ý vì thể hiện kết quả làm việc không súc tích, không có hệ thống, viết lan man, gom quá nhiều thành thích vào một câu hoặc viết câu từ không có ý nghĩa. Hầu hết các ứng viên lại liệt kê danh sách các khóa học đã tham gia, các bằng cấp đã có, và thậm chí liệt kê lý lịch gia đình hoành tráng. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không quan tâm tới những người thân trong gia đình bạn để làm gì. Họ chỉ quan tâm bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty họ mà họ tuyển dụng ( tuyển dụng Pháp lý, tuyển dụng IT,…) thôi.
Không theo dõi hồ sơ
Cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp cho hồ sơ của bạn nằm đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm hồ sơ của nhà tuyển dụng. Hầu hết hồ sơ trên web thường xuyên có kết quả tìm kiếm theo một trật tự sắp xếp với thời gian quy định. Tức là nếu bạn thực hiện tải hồ sơ trước thì khi tìm kiếm hồ sơ của bạn sẽ nằm đầu tiên trong danh sách kết quả. Tất nhiên khi thường xuyên cập nhật hồ sơ của mình thì nó sẽ được ưu tiên đứng đầu trong danh sách này. Tuy nhiên việc bạn không cập nhập hồ sơ thì nó sẽ nằm dưới rất nhiều hồ sơ khác. Điều quan trọng là khi có rất nhiều ứng viên tải hồ sơ và cập nhật thường xuyên thì hồ sơ của bạn sẽ càng bị chìm sâu dưới rất nhiều ứng viên khác.
Không xem trọng nhà tuyển dụng
Lý do hàng đầu đang ngăn cản tất cả các ứng viên đạt được mong muốn tìm việc nhanh là họ quá chú trọng vào bản thân mà quen đi nhà tuyển dụng. Những ứng viên quan tâm đến chức danh, quyền lực trong công ty, chế độ đãi ngộ, chế độ phát triển trong tương lai, có được đi du lịch thường xuyên không. Nhưng thậm chí vẫn còn nhiều ứng viên đi hỏi thẳng nhà tuyển dụng vấn đề lương thưởng ngay trong vòng phỏng vấn đầu tiên. Bạn hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng thì bạn chắc chắn sẽ đặt ngay câu hỏi “Anh/chị này đi phỏng vấn vì công việc thú vị hay vì những lợi ích đằng sau công việc này?” và liệu ứng viên này có toàn tâm toàn ý với công ty về sau?.
Tất nhiên là những người đi săn việc thì họ có quyền quan tâm đến những vấn đề này. Nhà tuyển dụng cũng không đánh rớt những ứng viên trên vì những lý do đó. Mặc nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng không xem trọng tất cả ứng viên thể hiện sự quan tâm đến những vấn đề này, quan trọng là những ứng viên có câu hỏi về lương ở ngay vòng phỏng vấn đầu tiên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *